Di Sản Phan_Văn_Khải

Phan Văn Khải được xem như là một nhà lãnh đạo Kỹ trị và có năng lực chuyên môn về quản lý kinh tế hơn cả so với các người tiền nhiệm của mình,ông là thủ tướng chính phủ đầu tiên của Việt Nam được đào tạo bài bản chuyên sâu về lĩnh vực điều hành kinh tế vĩ mô và cũng là người am hiểu sâu sắc về kinh tế thị trường hơn những lãnh đạo tiền nhiệm và đương nhiệm thời bấy giờ.

Thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

Trước giai đoạn ông nắm quyền,kinh tế Việt Nam đang phải oằn mình chống chọi với những khó khăn, thách thức của thời đại đặc biệt là những xung đột về ý thức hệ gay gắt khi các lãnh tụ trong Đảng vẫn còn nhiều hoài nghi và phân biệt giữa khối doanh nghiệp quốc doanh và khối doanh nghiệp tư doanh, chính những quan điểm khác biệt này đã ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình cải cách mở cửa đổi mới của Việt Nam,trong bối cảnh ấy Phan Văn Khải đã rất nỗ lực trong việc vận động Bộ chính trị thay đổi cách nhìn về kinh tế tư nhân,tư doanh,Trên cương vị người đứng đầu Chính phủ, ông đã cho ban hành hàng loạt các quyết định quan trọng, bãi bỏ nhiều giấy phép, thủ tục hành chính rườm rà nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Kinh tế tư doanh có cơ hội phát triển, những quyết sách đó cũng đã góp phần bảo vệ tính cạnh tranh lành mạnh,công bằng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, vì vậy nên trong 9 năm nhiệm kỳ của ông kinh tế tư nhân đã có sự trỗi dạy mạnh mẽ hàng loạt các công ty, xí nghiệp, nhà máy ngoài quốc doanh đã dần chiếm lĩnh được thị trường và khiến cho thị trường tiêu thụ trong nước ngày càng sôi động.

Dẫn dắt Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế

Giai đoạn đầu nhiệm kỳ thủ tướng của Phan Văn Khải, tình hình kinh tế khu vực đang rất bất ổn, cuộc Khủng hoảng tài chính châu Á 1997 xảy ra đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam, Do tác động của cuộc khủng hoảng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang ở mức cao trong thời kỳ 1995 – 1997, thì đến năm 1998 chỉ tăng 5,76%, năm 1999 chỉ tăng 4,77%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký, nếu năm 1995 đạt trên 6,9 tỷ USD, năm 1996 đạt gần 10,2 tỷ USD, thì năm 1997 còn gần 5,6 tỷ USD, năm 1998 còn gần 5,1 tỷ USD, năm 1999 còn gần 2,6 tỷ USD.

Lạm phát nếu năm 1996 ở mức 4,5%, năm 1997 ở mức 3,6%, thì năm 1998 lên mức 9,2%. Giá USD nếu năm 1995 giảm 0,6%, 1996 tăng 1,2%, thì năm 1997 tăng 14,2%, năm 1998 tăng 9,6%,... Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu năm 1996 ở mức 33,2%, năm 1997 ở mức 26,6%, đến năm 1998 chỉ còn 1,9%. Nhập khẩu nếu năm 1996 còn tăng 36,6%, thì năm 1997 chỉ còn tăng 4% và năm 1998 giảm 0,8%, năm 1999 chỉ tăng 2,1%.Do độ mở của kinh tế Việt Nam lúc này chưa cao (xuất khẩu so với GDP mới đạt 30%, đồng tiền chưa chuyển đổi), do đã có dầu thô, gạo, xuất khẩu với khối lượng lớn, do có sự chủ động ứng phó từ trong nước,Phan Văn Khải đã vận dụng những yếu tố này rất thành công, ông đồng thời cũng đã cho ban hành nhiều quyết sách kịp thời nhằm chống chọi,kiểm soát và không chế không cho khủng hoảng lan rộng và kết cục là chẳng những Việt Nam đã không bị cuốn vào cơn bão khủng hoảng này, mà những năm sau,giai đoạn 2001-2006 kinh tế đã có sự khởi sắc,lạm phát được kiềm chế ở mức thấp, tốc độ tăng trưởng cao (trên 8%/năm) và giữa được ổn định trong nhiều năm, khiến cho bình quân tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời ông là Thủ tướng lên tới hơn 7,1 trên một năm.[6]

Thúc đẩy quá trình hội nhập sâu rộng

Ông Khải được đánh giá là một nhà lãnh đạo có tư tưởng khá ôn hoà và cấp tiến,ông là người đã kế thừa,và phát huy được nhiều chính sách, tư duy đổi mới mạnh mẽ của thủ tướng tiền nhiệm Võ Văn Kiệt,tuy việc Việt Nam chính thức gia nhập WTO không phải trong thời kỳ ông nắm quyền, những trong suốt nhiệm kỳ của mình chính ông Khải và Cố vấn Võ Văn Kiệt là những người ủng hộ mạnh mẽ nhất tiến trình đàm phán gia nhập WTO, thực tế thì mọi điều kiện khó khăn nan giải nhất và thủ tục chuẩn bị cho sự kiện này đã được ông Khải giải quyết xong trước khi bàn giao chính phủ lại cho người kế nhiệm Nguyễn Tấn Dũng của ông.[7]

Thực hiện nhiều chuyến công du quan trọng

Trong vai trò Thủ tướng chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,ông Khải đã thực hiện nhiều chuyến thăm chính thức lần đầu tới nhiều quốc gia đặc biệt là các quốc gia phương Tây như Canada ,Thụy Điển, Anh... nhưng nổi bật hơn cả là chuyến công du Hoa Kỳ của ông với tư cách một nhà lãnh đạo của nước Việt Nam thống nhất, một Thủ tướng Việt Nam đầu tiên thực hiện chuyến thăm chính thức lịch sử tới Hoa Kỳ từ ngày 20 tháng 6 đến 25 tháng 6 năm 2005.[2] Chuyến đi này đã đánh dấu một mốc mới trong quan hệ giữa hai quốc gia, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, nhiều hợp đồng lớn đã được ký kết.

Các chuyến công du của ông đã góp phần làm sâu sắc thêm tình hữu nghị quốc tế và cũng đã mang về không ít các hiệp định có lợi cho Việt Nam.

Khởi xướng ban tư vấn thủ tướng chính phủ

Thời kỳ ông Khải làm Thủ tướng,ông đã chính thức lập ra ban tư vấn riêng cho thủ tướng chính phủ, và ông rất tín nhiệm tổ chức quy tụ gồm nhiều nhà khoa học đầu ngành này

Thời kỳ này trước khi ban hành hay quyết định bất cứ vấn đề quan trọng nào ông đều cho gửi văn bản sang tổ tư vấn xem xét trước và sau khi nghe tư vấn thì ông mới chính thức ra quyết định.Từ đó đến nay các Thủ tướng kế nhiệm sau ông Khải đều duy trì hoạt động của tổ tư vấn này .

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phan_Văn_Khải http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2014/04/140403... http://id.loc.gov/authorities/names/n97045748 http://m.cafef.vn/7-dieu-dac-biet-ve-co-thu-tuong-... http://nguyentandung.chinhphu.vn/Uploaded_VGP/bich... http://dantri.com.vn/xa-hoi/thu-tuong-phan-van-kha... http://www.mpi.gov.vn/Pages/lshtpt.aspx?idTin=3118 http://www.tienphong.vn/xa-hoi/nguyen-thu-tuong-ph... http://www.vnmedia.vn/dan-sinh/thuc-pham/201202/ph... https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/nguyen-thu-t... https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/thu-tuong-ph...